Không chỉ ở các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Phan Thiết, Ninh Thuận mới có tháp chàm mà ở Đông Nam Bộ cũng có một ngôi tháp cổ lâu đời gắn liền với văn hóa Óc Eo, đó chính là tháp cổ Bình Thạnh ở huyện Trảng Bàng, Tây Ninh.
Được hình thành từ thế kỷ thứ VIII – IX, trải qua hơn một nghìn năm tuổi, biết bao sự đổi dời của thời thế, tháp cổ Bình Thạnh vẫn giữ được gần như vẹn nguyên kiến trúc đặc ʙɪệᴛ của mình, là một phần quan trọng trong di sản văn hóa của dân tộc.
Du lịch Tây Ninh, đừng quên ghé thăm tháp cổ Bình Thạnh để sống lại năm tháng xưa cũ với những hoài niệm, vấn vương.
Check in tọa độ của tháp cổ Bình Thạnh
Địa chỉ của tháp cổ Bình Thạnh nằm ở phía hữu ngạn của con sông Vàm Cỏ Đông, tọa lạc tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 50 cây số về phía Đông Nam. Nằm trên khu đất cao và khá bằng phẳng, khu tháp cổ ẩn mình bên dưới những hàng cây xanh sum suê bóng mát, mang đến một khung cảnh vô cùng thơ mộng, hoang sơ, bí ẩn, nhưng cũng không kém phần thanh tịnh và trang nghiêm.
Bao quanh ngôi tháp, ở phía xa xa, chính là những cánh đồng ruộng lúa bao la, bát ngát, khiến du khách cảm nhận được sự yên bình trong tâm hồn.
Cách di chuyển đến tháp cổ Bình Thạnh, bạn đi xuôi theo quốc ʟộ 22B để tới được tủng tâm huyện Gò Dầu, sau đó hỏi đường đi tới ngã ba ấp Voi (huyện Bến Cầu), tiếp đi theo theo huyện ʟộ 784, nhớ để ý bảng biển vì khi đi gần tới khu tháp sẽ thấy một tấm bảng công nhận Di tích lịch sử văn hóa.
Khám phá tháp cổ Bình Thạnh với những giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử độᴄ đáo
Ngược dòng lịch sử, tháp Bình Thạnh được xây dựng từ khoảng thế kỷ VIII – IX, thuộc văn hóa Óc Eo, được phát hiện thông qua các tài liệu khảo cổ học vào năm 1886, và đến năm 1993 được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Tháp cổ Bình Thạnh có giá trị lịch sử lớn lao và vô cùng quý giá đối với di sản kiến trúc của dân tộc, vì đây chính là ngôi tháp di nhất vẫn còn giữ được tường đá gần như nguyên vẹn kể từ khi được phát hiện.
Kỹ thuật xây dựng của đền tháp Bình Thạnh khá tương đồng với các đền tháp Chăm ở miền Trung, sử dụng vật liệu gạch nung xếp chồng lên nhau một cách khéo léo và cực khít, mà không hề dùng đến chất liệu kết dính. Tuy nhiên điều đáng tiếc là kỹ thuật xây dựng này cho đến nay đã bị thất truyền, nhiều nhà khoa học, khảo cổ học cố gắng tìm ᴋɪếᴍ, xong vẫn chưa có câu trả lời.
Tổng thể kiến trúc tháp cổ Bình Thạnh bao gồm ba tháp chính, tuy nhiên chỉ còn lại một tháp là còn được nguyên vẹn hình hài do được trùng tu vào năm 1998, còn hai tháp còn lại thì chỉ còn là dấu tích.
Ngôi tháp cổ có chiều cao 10 mét, được xây dựng trên nền đất hình vuông, mỗi cạnh dài 5 mét quay về đúng bốn hướng đông, tây, nam, bắc
Cửa chính của tháp quay về hướng Đông, nhô hẳn ra ngoài, rộng 1 mét, cao 2 mét. Phía trên cửa chính là một phiến đá hình chữ nhật rộng 2 mét, cao 0,8 mét được chạm khắc hình hoa cúc cách điệu vô cùng tinh xảo, các vách của cửa chính cũng được chạm khắc hình phù điêu nổi. Ngoài ra các cửa Tây, Nam, Bắc đều có cửa giả, được đắp nổi hoa văn vô cùng tinh tế, công phu.
Quan ꜱáᴛ kỹ các vách tường của tháp có thể thấy các viên gạch được xếp chồng lên nhau vô cùng khít, mà chẳng cần dùng đến chất kết dính nào, đây chính là sự kỹ thuật xây dựng vô cùng tài hoa của người Chăm pa cổ. Theo thời gian, rêu phong cổ kính nhuốm đầy trên các bức tường của tháp cổ, mang đến cho du khách cảm giác hoài niệm biết bao!
Sự tinh tế, khéo léo của những người thợ xây dựng còn được thể hiện qua các bức hoa văn, phù điêu được chạm khắc thành hình thần linh, hoa lá, chim muông… cực kỳ tinh xảo, trau chuốt, và đặc ʙɪệᴛ là mang tính biểu tượng cao.
Năm 1995, sau hai năm được công nhận là di tích quốc gia, đình Bình Thạnh cũng đã được xây dựng bên cạnh tháp cổ. Nhà nước và tỉnh Tây Ninh nhiều lần tu sửa tháp cổ để gìn giữ lại một trong những di sản văn hóa của dân tộc.
Không chỉ mang giá trị lịch sử, kiến trúc, mà di tích tháp cổ Bình Thạnh còn ẩn chứa nhiều giá trị đặc ʙɪệᴛ về đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của người xưa. Kỹ thuật xây dựng, điêu khắc tài tình đã phản ảnh sự phát triển đỉnh cao của văn hóa Óc Eo. Các nhà sử học, văn hóa học, khảo cổ học không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để khám phá nhiều hơn nữa các giá trị đặc sắc của khu di tích cổ này.
Chính vì các điêu trên mà tháp Bình Thạnh đã trở thành một trong những điểm du lịch Tây Ninh ấn tượng, thu hút đông đảo du khách ghé thăm để sống lại những năm tháng xa xưa, hiểu hơn về văn hóc Óc Eo – một phần làm nên giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc ngày nay.
Tạm kết
Nhớ chụp lại cho mình những bức ảnh chất ngầu nhất khi check in tháp cổ Bình Thạnh. Chỉnh góc máy từ thấp lên cao để bắt trọn tháp cổ trong khung hình. Bạn có thể chụp ảnh một mình, hay chụp hình cùng nhóm bạn cạ cứng, hãy tạo dáng thật ngầu để cho ra những bức ảnh ấn tượng nhất nhé!
Đừng quên dạo quanh cánh đồng lúa gần với tháp cổ, hít một hơi thật sâu mùi hương đồng cỏ nội để hiểu hơn, yêu hơn mảnh đất Tây Ninh mộc mạc, trữ tình giữa đất mẹ Đông Nam Bộ mến thương.