Bên trong Bồ Tát Di Lặc trên đỉnh núi Bà bằng đá sa thạch 5.000 tấn

Không gian ấn tượng bên trong công trình kiến trúc Bồ Tát Di Lặc trên đỉnh núi Bà, Tây Ninh, khiến du khách bất ngờ.

Bên cạnh Phật Bà Tay Bổ Đà Sơn được biết đến với kỷ lục tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất thế giới thì nay, trên đỉnh núi Bà lại đón nhận thêm một công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo khác, hứa hẹn sẽ trở thành điểm tham quan, chiêm bái cho du khách, đặc biệt là những tín đồ Phật tử khi đến với đỉnh núi thiêng của Tây Ninh dịp Tết Nguyên đán 2024.

Bên trong Tôn tượng Di Lặc bằng đá sa thạch 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 2.

Bức tượng cao 36m và nặng hơn 5.000 tấn làm bằng đá sa thạch – BÙI VĂN HẢI

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn và tượng Bồ Tát Di Lặc trên đỉnh núi Bà trong ánh sáng đêm rằm – BÙI VĂN HẢI

Nằm dựa lưng vào vách núi Bà Đen cao hơn 900m, hướng nhìn về phía đông cũng là phía hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á), Tôn tượng Bồ Tát Di Lặc sở hữu chiều cao 36m, chiều rộng 45m và được ghép bằng 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên lấy cảm hứng từ những thửa ruộng bậc thang ở Tây Bắc.

Bên trong Tôn tượng Di Lặc bằng đá sa thạch 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 3.
Bên trong Tôn tượng Di Lặc bằng đá sa thạch 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 4.

Tượng Bồ Tát Di Lặc trong tín ngưỡng dân gian mang ý nghĩa về niềm vui, hạnh phúc, viên mãn, đặc biệt hơn là ước mơ về cuộc sống ấm no, sung túc. Chính vì thế, con số 6.688 viên đá sa thạch cũng góp phần làm nên giấc mơ này – BÙI VĂN HẢI

Không chỉ có chiều cao và tạo hình ấn tượng, không phải du khách nào cũng biết bên trong lòng đại tượng Bồ Tát Di Lặc cũng sở hữu thiết kế độc đáo.

Bên trong Tôn tượng Di Lặc bằng đá sa thạch 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 5.

Bên trong lòng đại tượng khá rộng, trong đó 5 bậc thang cuốn, dẫn đến điểm cuối cùng là chân tượng Bồ Tát Di Lặc – BÙI VĂN HẢI

Bên trong Tôn tượng Di Lặc bằng đá sa thạch 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 6.
Bên trong Tôn tượng Di Lặc bằng đá sa thạch 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 7.

Tạo hình vách tường và mái vòm cũng lấy cảm hứng từ những thửa ruộng bậc thang tương tự tạo hình của đại tượng Bồ Tát Di Lặc, tạo ra nhiều hình dáng như mâm xôi, đường vân tay, bậc thang, thạch nhũ…, mang lại nhiều liên tưởng và ấn tượng mạnh về thị giác với du khách – BÙI VĂN HẢI

Bên trong Tôn tượng Di Lặc bằng đá sa thạch 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 8.

Lối đi bao gồm cả hệ thống thang bộ và thang cuốn với 5 chiếu nghỉ cho mỗi cầu thang. Nằm bên tay mặt lối cầu thang đi bộ là những bức tượng chú tiểu với nhiều biểu cảm ngộ nghĩnh, đáng yêu – BÙI VĂN HẢI

Bên trong Tôn tượng Di Lặc bằng đá sa thạch 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 9.

Phía còn lại là cầu thang cuộn dành cho người lớn tuổi và khuyết tật dễ dàng di chuyển… – BÙI VĂN HẢI

Bên trong Tôn tượng Di Lặc bằng đá sa thạch 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 10.

Bên trong Tôn tượng Di Lặc bằng đá sa thạch 5.000 tấn trên đỉnh núi Bà- Ảnh 11.

Cộng hưởng với tạo hình ấn tượng là màu sơn và ánh sáng, tạo nên một không gian nhẹ nhàng, thoải mái, hiện đại, góp phần làm nên những bức ảnh đẹp.

Nguồn:https://thanhnien.vn/ben-trong-ton-tuong-di-lac-bang-da-sa-thach-5000-tan-tren-dinh-nui-ba-185240201100002391.htm