19 điểm du lịch tâm linh Tây Ninh cho tín đồ sùng đạo

Miền đất địa linh Tây thành là điểm đến hành hương hấp dẫn bậc nhất tại miền Nam với quần thể chùa chiền, đền miếu và công trình kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng đa dạng, phong phú. Nếu đang lên kế hoạch cho chuyến du lịch tâm linh Tây Ninh, các tín đồ sùng đạo không nên bỏ qua 19 tọa độ linh thiêng được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. 11 ngôi chùa nổi tiếng tại Tây Ninh

Trong chuyến du lịch tâm linh Tây Ninh, khách hành hương nên ghé thăm những danh lam cổ tự Phật giáo để chiêm bái các vị thần Phật, đặc biệt là gian thờ Linh Sơn Thánh Mẫu gắn liền với điển tích tâm linh huyền bí và tín ngưỡng thờ Mẫu dân gian.

Tên chùa Thông tin tổng quan
Chùa Bà (Linh Sơn Tiên Thạch Tự)
  • Địa chỉ: lưng chừng núi Bà Đen, X. Thạnh Tân, TP. Tây Ninh
  • Chỉ đường: Tại đây
  • Diện tích: 6.151,8m2
  • Giờ hoạt động: theo giờ hoạt động của tuyến cáp treo Chùa Hang
  • Chi phí tham quan: miễn phí
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu,…
 
Chùa Hòa Đồng
  • Địa chỉ: lưng chừng núi Bà Đen, X. Thạnh Tân, TP. Tây Ninh
  • Chỉ đường: đi bộ từ chùa Bà qua tượng Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn để đến chùa Hòa Đồng
  • Diện tích: 6.151,8m2
  • Giờ hoạt động: theo giờ hoạt động của tuyến cáp treo Chùa Hang
  • Chi phí tham quan: miễn phí
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…
 
Chùa Quan Âm
  • Địa chỉ: lưng chừng núi Bà Đen, X. Thạnh Tân, TP. Tây Ninh
  • Chỉ đường: đi bộ từ nhà ga Chùa Hang qua hơn 100 bậc thang dốc đứng
  • Diện tích: tương đối nhỏ
  • Giờ hoạt động: theo giờ hoạt động của tuyến cáp treo Chùa Hang
  • Chi phí tham quan: miễn phí
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…
 
Chùa Hang
  • Địa chỉ: lưng chừng núi Bà Đen, X. Thạnh Tân, TP. Tây Ninh
  • Chỉ đường: đi bộ từ nhà ga Chùa Hang qua ông đá Nứt để đến chùa Hang
  • Diện tích: tương đối nhỏ
  • Giờ hoạt động: theo giờ hoạt động của tuyến cáp treo Chùa Hang
  • Chi phí tham quan: miễn phí
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…
 
Chùa Trung
  • Địa chỉ: chân núi Bà Đen, X. Thạnh Tân, TP. Tây Ninh
  • Chỉ đường: đi bộ từ cổng vào qua hồ Tuyền Lâm và tượng đài Dũng sỹ núi Bà Đen để đến chùa Trung
  • Diện tích: 2.329,2m2
  • Giờ hoạt động: đang cập nhật
  • Chi phí tham quan: miễn phí
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…
 
Chùa Long Châu
  • Địa chỉ: chân núi Bà Đen, X. Thạnh Tân, TP. Tây Ninh
  • Chỉ đường: đi bộ từ cổng vào qua hồ Tuyền Lâm, rẽ trái đi thêm khoảng 50 – 100m để đến chùa Long Châu
  • Diện tích: tương đối rộng
  • Giờ hoạt động: đang cập nhật
  • Chi phí tham quan: miễn phí
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…
 
Chùa Thiền Lâm Gò Kén
  • Địa chỉ: QL22B, X. Long Thành Trung, TX. Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh
  • Chỉ đường: Tại đây
  • Diện tích: 450m2
  • Giờ hoạt động: 6h00 – 20h00 hằng ngày
  • Chi phí tham quan: miễn phí
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…
 
Chùa Tây Pháp
  • Địa chỉ: ấp Bến Kinh, X. Đôn Thuận, TX. Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
  • Chỉ đường: Tại đây
  • Diện tích: rộng lớn
  • Giờ hoạt động: 6h00 – 21h00 hằng ngày
  • Chi phí tham quan: miễn phí
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…
 
Chùa Giác Ngạn
  • Địa chỉ: TL781, X. Hòa Châu, H. Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
  • Chỉ đường: Tại đây
  • Diện tích: 400m2
  • Giờ hoạt động: đang cập nhật
  • Chi phí tham quan: miễn phí
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…
 
  • Chùa Phước Lâm
  • Địa chỉ: 1 Phan Chu Trinh, P. 1, TP. Tây Ninh
  • Chỉ đường: Tại đây
  • Diện tích: tương đối nhỏ
  • Giờ hoạt động: đang cập nhật
  • Chi phí tham quan: miễn phí
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…
 
Chùa Phước Lưu
  • Địa chỉ: 152 QL22B, KP. Lộc Du, TX. Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
  • Chỉ đường: Tại đây
  • Diện tích: tương đối nhỏ
  • Giờ hoạt động: đang cập nhật
  • Chi phí tham quan: miễn phí
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…

Trong những địa điểm du lịch tâm linh Tây Ninh vừa kể trên, quần thể tâm linh núi Bà Đen được xem là biểu tượng tôn giáo – tín ngưỡng cũng như phong tục – tập quán của tỉnh Tây Ninh, mỗi năm thu hút hàng triệu tín đồ hành hương đến cúng bái, xin lộc. Nếu không có đủ thời gian ghé thăm các ngôi chùa phân bố rải rác trên nhiều huyện xã, bạn nên tập trung trải nghiệm du lịch tâm linh tại hệ thống chùa Bà.

Hương nhang khói nghi ngút quanh năm tại quần thể tâm linh núi Bà Đen
Hương nhang khói nghi ngút quanh năm tại quần thể tâm linh núi Bà Đen

2. 3 điểm du lịch tâm linh Tây Ninh dành cho tín đồ đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài là tôn giáo nội sinh có tầm ảnh hưởng bậc nhất của Việt Nam, khởi nguồn và phát triển mạnh mẽ tại tỉnh Tây Ninh. Do đó, các công trình tôn giáo của đạo Cao Đài như Tòa Thánh Tây Ninh, thánh thất Ninh Sơn và Trí Huệ Cung luôn quy tụ nhiều tín đồ sùng đạo về chiêm bái.

2.1. Tòa Thánh Tây Ninh

  • Địa chỉ: đường Phạm Hộ Pháp, P. Long Hoa, TX. Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh
  • Diện tích: 100ha (xét trên khuôn viên Nội ô Tòa Thánh Tây Ninh)
  • Giờ hoạt động: 7h00 – 18h00 vào ngày thường và mở xuyên suốt vào ngày lễ
  • Tôn giáo: đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…
  • Thời điểm nên ghé thăm: Đại lễ Đức Chí Tôn (09/01 Âm lịch), Hội Yến Diêu Trì Cung (rằm tháng Tám) và lễ cúng ngọ (12h00 trưa hằng ngày)
  • Tổng thời gian trải nghiệm & lễ bái: 2 – 3 tiếng
  • Chỉ đường: Tại đây

Cách trung tâm hành chính khoảng 7km về hướng Đông Nam, Tòa Thánh Tây Ninh là thánh địa đạo giáo Cao Đài lớn nhất, nơi thờ tự cấp trung ương của Đức Chí Tôn và các đấng trọn lành. Với lối thiết kế nguy nga, tráng lệ, Tòa Thánh trông như một con Long Mã cúi đầu hướng mắt về phía Tây với cặp sừng cao lớn tạo hình từ lầu chuông và lầu trống. Toàn bộ công trình được xây nên từ chất liệu bê tông cốt tre, mái dốc kéo dài từ Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài đến Bát Quái Đài. Trong chuyến du lịch tâm linh Tây Ninh, đây là địa điểm mà bạn không nên bỏ lỡ.

Toà Thánh Tây Ninh - địa điểm du lịch tâm linh Tây Ninh không thể bỏ qua
Chiêm ngưỡng Tòa Thánh Tây Ninh – kiệt tác kiến trúc tôn giáo (Nguồn: Cao Đài TV)

Vào các ngày lễ lớn trong năm như Đại lễ Đức Chí Tôn (09/01 Âm lịch) hay Hội Yến Diêu Trì Cung (rằm tháng Tám), các tín đồ áo trắng lại hiệp hội về Tòa Thánh trong không gian cờ hoa rực rỡ. Qua đó, bạn có thể chiêm ngưỡng nghi thức trang nghiêm được cử hành bên trong Chánh điện và hòa mình vào không khí sôi động, náo nhiệt của các chương trình biểu diễn nghệ thuật.

Không gian làm lễ hoành tráng bên trong Chánh điện
Không gian làm lễ bên trong Chánh điện gây ấn tượng với những cột trụ đắp nổi hình rồng (Nguồn: Cao Đài TV)

2.2. Thánh thất Ninh Sơn

  • Địa chỉ: đường Bời Lời, ấp Ninh Thọ, P. Ninh Sơn, TP. Tây Ninh
  • Diện tích: tương đối rộng
  • Giờ hoạt động: đang cập nhật
  • Tôn giáo: đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu, sinh hoạt Họ đạo…
  • Thời điểm nên ghé thăm: các ngày lễ trong năm và lễ cúng ngọ (12h00 trưa hằng ngày)
  • Tổng thời gian trải nghiệm & lễ bái: 1 tiếng
  • Chỉ đường: Tại đây

Tọa lạc ngay giữa lòng thành phố Tây Ninh nhộn nhịp, thánh thất Ninh Sơn là một trong những cơ quan thờ tự địa phương của đạo Cao Đài, góp công truyền bá cơ đạo trong quần chúng nhân nhân. Địa điểm du lịch tâm linh Tây Ninh này đã tồn tại qua nhiều năm, một số cơ sở hạ tầng có phần xuống cấp nhưng đang được giới đồng đạo kêu gọi quyên góp để quét vôi, sơn lại tường và trùng tu khang trang hơn.

thánh thất Ninh Sơn là một trong những điểm du lịch tâm linh ở Tây Ninh dành cho tín đồ Cao Đài
Thánh thất là nơi sinh hoạt định kỳ của Họ đạo phường Ninh Sơn (Nguồn: Tony L.)

Thánh thất Ninh Sơn được xây dựng dựa trên kiểu mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh với quy mô nhỏ và giản lược hơn. Ngay từ lối vào, bạn sẽ bắt gặp cổng tam quan lợp mái ngói đỏ rực, đắp nổi họa tiết hoa sen và mây bay uốn lượn. Khuôn viên thánh thất khá thông thoáng, mát mẻ nhờ những hàng cây xanh, chậu hoa cảnh. Giữa sân trước là một trụ phướn (cột cờ) hình chóp cao vút, mỗi mặt của trụ trang trí họa tiết chữ vạn đồng đều.

Trụ phướn được đặt ngay giữa sân trước thánh thất Ninh Sơn
Trụ phướn được đặt ngay giữa sân trước thánh thất Ninh Sơn (Nguồn: Wayne Chi)

Tiến gần hơn đến thánh thất Ninh Sơn, bạn sẽ phát hiện những hoa văn, họa tiết công phu cùng các mảng màu sắc rực rỡ. Trong khi cột kèo chạm khắc rồng lượn, tượng Phật trên đỉnh tòa nhà mang hơi thở của chùa chiền phương Đông thì những khung cửa sổ mái vòm lại khắc họa nên một thánh đường cổ kính phương Tây. Bên trong thánh thất là khu chánh điện thờ Đức Chí Tôn và Thánh, Thần, Tiên, Phật được phân thành 9 gian dựa trên phẩm vị của các chức sắc, tín đồ.

Kiến trúc thánh thất Ninh Sơn pha trộn tinh hoa văn hóa Đông - Tây
Kiến trúc thánh thất Ninh Sơn pha trộn tinh hoa văn hóa Đông – Tây (Nguồn: Wayne Chi)

Dù không đông vui như Tòa Thánh Tây Ninh hay các địa điểm du lịch tâm linh Tây Ninh khác, thánh thất Ninh Sơn hằng năm vẫn đón tiếp nhiều tín đồ vào dịp lễ truyền thống như lễ Trung Ngươn (rằm tháng Giêng), Hạ Ngươn (rằm tháng Mười) để lập đàn cúng Cửu Huyền Thất Tổ và vong linh quá vãng. Khi tham gia những ngày lễ này, bạn nên mặc áo dài trắng truyền thống và giữ tác phong nghiêm túc, chỉn chu.

2.3. Trí Huệ Cung

  • Địa chỉ: đường Nguyễn Văn Linh, X. Trường Hòa, TX. Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh
  • Diện tích: tương đối rộng
  • Giờ hoạt động: 4h00 – 19h30 hằng ngày
  • Tôn giáo: đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu, tu tập Trí Huệ…
  • Thời điểm nên ghé thăm: lễ cúng ngọ (12h00 trưa hằng ngày)
  • Tổng thời gian trải nghiệm & lễ bái: 1 tiếng
  • Chỉ đường: Tại đây

Trí Huệ Cung (còn gọi là Thiên Hỷ Động) là một tịnh thất dành cho tín nữ đạo Cao Đài chỉ cách Tòa Thánh Tây Ninh khoảng 7,5km về hướng Đông Nam. Công trình được Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc khởi công xây dựng từ cuối năm 1947 và chính thức hoàn thiện vào tháng 01/1951. Sau ngày khánh thành tịnh thất, Đức Hộ Pháp đã đích thân nhập tịch tại đây suốt ba tháng để nguyện cầu quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt.

Đoạn đường dẫn vào cổng Trí Huệ Cung
Cổng vào Trí Huệ Cung được hai hàng cây cao che bóng mát (Nguồn: Amour Justice)

Trí Huệ Cung tọa lạc trên một khu đất rộng và được bao bọc bởi tường rào vuông vức, mỗi cạnh tường bố trí một cổng ra vào, hai bên cột cổng đề đôi liễn chữ Hán ca ngợi Trí Huệ (tầng giác ngộ cao hơn trí tuệ). Trong chuyến du lịch tâm linh Tây Ninh tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng tổng thể tịnh thất có dạng hình khối lập phương cao 12m, chia thành ba tầng, mỗi tầng cao 4m. Giữa tòa nhà đặt một cây cột treo ba chiếc vòng lớn đan vào nhau với ý nghĩa “nhất trụ xanh thiên”. Sự tương phản giữa tòa nhà hình vuông và những chiếc vòng tròn lần lượt đại diện cho “âm” và “dương” – hai khái niệm hình thành nên vũ trụ.

Kiến trúc của Trí Huệ Cung thể hiện ý nghĩa “trời tròn đất vuông”
Kiến trúc của Trí Huệ Cung thể hiện ý nghĩa “trời tròn đất vuông” (Nguồn: Nguyen Duc Huy)

Nội thất bên trong Trí Huệ Cung khá đơn giản, mộc mạc, chủ yếu là các vật dụng bằng gỗ. Trong khi không gian tầng trệt của tịnh thất là nơi các tín đồ cầu nguyện, tu dưỡng tinh thần thì các tầng trên được sử dụng để đặt gian thờ Đức Chí Tôn và trưng bày một số di tích, kỷ vật quý giá của Đức Hộ Pháp – một trong những môn đồ đầu tiên của đại đạo.

Các kỷ vật của Đức Hộ Pháp được trưng bày bên trong tịnh thất
Các kỷ vật của Đức Hộ Pháp được trưng bày bên trong tịnh thất (Nguồn: Anthony Leekien)

Bạn nên ghé thăm Trí Huệ Cung vào lúc 12h00 trưa để tham gia buổi lễ cúng ngọ với nghi thức đọc kinh trang nghiêm. Bên cạnh đó, các tín nữ sùng đạo cũng có thể tu tập Trí Huệ tại tịnh thất với phương châm đồng tu như nhau, không phân biệt phẩm tước, chức sắc. Lưu ý, mặc dù đây là tịnh thất dành cho nữ giới nhưng các tín đồ nam có niềm đam mê khám phá và du lịch tâm linh Tây Ninh cũng có thể tham quan, chiêm bái.

3. 3 nhà thờ Thiên Chúa giáo nên ghé thăm tại Tây Ninh

Từ khoảng thế kỷ XVII – XVIII, nhiều giáo dân đã di cư đến Tây Ninh để chạy trốn khỏi chính sách cấm đạo ở miền ngoài. Do đó, vùng đất Thánh có những nhà thờ Thiên Chúa giáo đang chờ bạn khám phá trên hành trình du lịch tâm linh.

3.1. Nhà thờ giáo xứ Tây Ninh

  • Địa chỉ: đường Ba Mươi Tháng Tư, KP. 3, P. 2, TP. Tây Ninh
  • Diện tích: tương đối nhỏ
  • Giờ hoạt động: đang cập nhật
  • Tôn giáo: Thiên Chúa giáo
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu, xưng tội…
  • Thời điểm nên ghé thăm: lễ Giáng sinh (24/12), lễ Phục sinh, giờ làm lễ hằng ngày (cập nhật tại đây)
  • Tổng thời gian trải nghiệm & lễ bái: 1 tiếng
  • Chỉ đường: Tại đây

Nhà thờ giáo xứ Tây Ninh nằm ngay trung tâm thành phố, cạnh công viên Ba Mươi Tháng Tư và gần các địa điểm du lịch tâm linh Tây Ninh khác nên rất dễ tìm kiếm. Đây là thánh đường cổ kính bậc nhất của Tây Ninh, nơi thờ phụng Thiên Chúa Ba Ngôi và Đức Mẹ Maria. Năm 1878, công trình được dựng lên tạm bợ từ mái tranh, vách lá giữa rừng núi hoang sơ. Đến năm 1881 – 1884, linh mục Laurent mới kêu gọi quyên góp để cải tạo lại nhà thờ khang trang bằng gạch ngói như hiện tại.

Kiến trúc ấn tượng của nhà thờ giáo xứ Tây Ninh nhìn từ bên ngoài
Nhà thờ giáo xứ Tây Ninh nằm lọt thỏm giữa phố thị đông đúc (Nguồn: Nguyen Dai)

Nhìn từ xa, nhà thờ giáo xứ Tây Ninh trông như một mũi giáo toan tính vươn mình lên những tầng mây trong xanh. Tổng thể công trình được phủ lên nước sơn vàng nhạt và có những ô cửa vòm nhỏ nhắn. Trong khi đó, các mảng tường bên trong thánh đường lại được trang trí bằng nhiều hình vẽ độc đáo như bầu trời, kinh thánh, thập tự giá… Trung tâm nhà thờ là tượng đức Chúa Jesus cầm trượng và dang rộng đôi tay như đang ôm lấy những con chiên ngoan đạo.

Kiến trúc bên ngoài và bên trong nhà thờ giáo xứ Tây Ninh
So sánh kiến trúc bên ngoài và bên trong nhà thờ giáo xứ Tây Ninh (Nguồn: Tổng hợp)

Theo cập nhật mới nhất, nhà thờ giáo xứ Tây Ninh thường tổ chức làm lễ lúc 5h00 sáng – 17h00 chiều ngày thường (trừ chiều thứ Năm) và 7h30 sáng Chủ nhật. Do đó, tín đồ sùng đạo Thiên Chúa nên sắp xếp thời gian đi lễ hợp lý để có cơ hội gặp gỡ bề trên và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Trong thời gian cử hành Thánh lễ, bạn nên tắt chuông điện thoại để tránh gây ồn ào, mất trật tự.

Linh mục cử hành Thánh lễ tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa
Linh mục cử hành Thánh lễ tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa (Nguồn: Quân Hoàng)

3.2. Nhà thờ giáo xứ Phong Cốc

  • Địa chỉ: QL22B, X. Thái Bình, H. Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
  • Diện tích: tương đối rộng
  • Giờ hoạt động: 4h00 – 22h00 hằng ngày
  • Tôn giáo: Thiên Chúa giáo
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu, xưng tội…
  • Thời điểm nên ghé thăm: lễ Giáng sinh (24/12), lễ Phục sinh, giờ làm lễ hằng ngày
  • Tổng thời gian trải nghiệm & lễ bái: 1 tiếng
  • Chỉ đường: Tại đây

Cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 6km về hướng Tây Nam, nhà thờ giáo xứ Phong Cốc tọa lạc nổi bật trên tuyến Quốc lộ 22B và là một trong những công trình Thiên Chúa giáo đẹp nhất của tỉnh. Địa điểm du lịch tâm linh Tây Ninh này được xây dựng từ năm 1955 và trải qua nhiều đời chánh xứ. Đến năm 2014, chánh xứ Lương Đức Toàn đã tổ chức đại trùng tu thánh đường và quy hoạch lại toàn bộ khuôn viên nhà thờ để có được dáng vẻ như hiện tại.

Nhà thờ giáo xứ Phong Cốc được thiết kế sáng tạo với phần mái cong bất cân xứng nhưng lại hài hòa đến lạ khi xét trên phương diện thẩm mỹ. Trên đỉnh nhà thờ và ngọn tháp kế bên được đặt biểu tượng thánh giá linh thiêng với sắc cam rực rỡ. Bước vào khu vực tiền sảnh, bạn sẽ phải trầm trồ trước bức tranh trang trí lộng lẫy được phác họa trên các mảng tường.

Kiến trúc độc đảo của nhà thờ giáo xứ Phong Cốc nhìn từ bên ngoài
Chiêm ngưỡng vẻ ngoài độc đáo của nhà thờ giáo xứ Phong Cốc (Nguồn: FB Giáo xứ Phong Cốc)

Không gian bên trong nhà thờ giáo xứ Phong Cốc khá rộng rãi, thoáng mát nhờ thiết kế trần nhà cao và hệ thống cửa sổ thông gió dày đặc. Trung tâm của thánh đường là chiếc thập tự giá sáng bóng và hình ảnh tái hiện bức tranh nổi tiếng “Bữa tiệc cuối cùng” của danh họa Leonardo Da Vinci, nhắc nhở tín đồ về điển tích trong kinh thánh cũng những giá trị đạo đức trong mỗi con người.

Không gian bên trong thánh đường
Thánh đường gây ấn tượng bởi biểu tượng thập tự giá và hình ảnh tái hiện bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng” (Nguồn: FB Giáo xứ Phong Cốc)

Nếu đi du lịch tâm linh Tây Ninh trong mùa giáng sinh, bạn chắc chắn nên ghé thăm nhà thờ giáo xứ Phong Cốc để check-in cùng cây thông hoành tráng làm bằng đèn led và tham gia những nghi lễ truyền thống. Tuy nhiên, dòng người đổ về tọa độ này vào các đêm 23 – 25/12 khá đông, vì vậy, bạn nên chú ý bảo quản tư trang cẩn thận.

Đèn led tạo thành hinh cây thông khổng lồ nhìn từ trên cao
Những dải đèn led quấn quanh hòn non bộ và tạo thành hình cây thông khổng lồ (Nguồn: FB Giáo xứ Phong Cốc)

3.3. Nhà thờ giáo xứ Vinh Sơn

  • Địa chỉ: H. Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
  • Diện tích: tương đối rộng
  • Giờ hoạt động: đang cập nhật
  • Tôn giáo: Thiên Chúa giáo
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu, xưng tội…
  • Thời điểm nên ghé thăm: lễ Giáng sinh (24/12), lễ Phục sinh, giờ làm lễ hằng ngày
  • Tổng thời gian trải nghiệm & lễ bái: 1 tiếng
  • Chỉ đường: Tại đây

Tọa độ của nhà thờ giáo xứ Vinh Sơn nằm trên một đoạn đường “xương cá” phức tạp, nhưng chỉ cần quan sát từ xa, bạn đã có thể tìm thấy hình ảnh của một công trình cao lớn, áp đảo những ngôi nhà dân xung quanh. Trước đây, giáo xứ Vinh Sơn vốn thuộc giáo xứ Cao Xá và chủ yếu sử dụng chung nhà thờ Cao Xá cho các dịp lễ trọng đại. Đến năm 2004 khi đã tách ra thành giáo xứ riêng, chánh xứ đương nhiệm đã cho xây dựng thánh đường mới cùng ngọn tháp chuông cao đến 45m.

Khi ngắm nhìn địa điểm du lịch tâm linh Tây Ninh từ bên ngoài, nhà thờ giáo xứ Vinh Sơn trông như một lâu đài châu Âu theo phong cách Gothic. Điều này được thể hiện trong những vòm cong cửa hình tròn trải dài trên dãy hành lang, mái nhà dốc nghiêng nghiêng, mảng tường ốp đá granite màu xám hay những hình tròn đắp nổi ngôi sao tám cánh lạ mắt. Dạo quanh khuôn viên rộng rãi của nhà thờ, bạn sẽ phát hiện những bức tượng thiên sứ trắng tinh khôi được chế tác tỉ mỉ.

Nhà thờ giáo xứ Vinh Sơn trông như tòa lâu đài
Nhà thờ giáo xứ Vinh Sơn trông như tòa lâu đài bước ra từ truyện cổ tích phương Tây (Nguồn: FB Giáo xứ Vinh Sơn – Tây Ninh)

Trải ngược với vẻ cổ điển bên ngoài, không gian bên trong nhà thờ giáo xứ Vinh Sơn lại có phần hiện đại hơn với những mảng tường, cột nhà, trần nhà vuông vức, sắc cạnh, điểm xuyết thêm những ô cửa kính lấp lánh. Điểm nhấn của thánh đường là hình ảnh Thiên Chúa treo người trên thập tự giá và các bức tượng tinh xảo được bày trí xung quanh.

Các mảng khối sắc cạnh bên trong nhà thờ
Các mảng khối sắc cạnh bên trong nhà thờ tạo hiệu ứng đối lập với những đường cong mềm mại bên ngoài (Nguồn: FB Giáo xứ Vinh Sơn – Tây Ninh)

Ngoài ghé thăm nhà thờ giáo xứ Vinh Sơn để làm lễ hằng ngày hoặc mùa Giáng sinh, bạn có thể dẫn các em nhỏ trong đoàn đến đây để dự lễ Phục sinh (thường diễn ra vào ngày Chủ nhật bất kì khoảng cuối tháng Ba và đầu tháng Tư). Tại đây, các em bé sẽ được phát những quả trứng Phục sinh nhiều màu sắc và mang về làm kỷ niệm sau chuyến du lịch tâm linh Tây Ninh. Trước đó, bạn nên nhắc nhở trẻ nhỏ không được chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng nhận trứng.

Quả trứng Phục sinh là biểu tượng cho một khởi đầu mới tốt lành
Quả trứng Phục sinh bắt mắt là biểu tượng cho một khởi đầu mới tốt lành (Nguồn: FB Giáo xứ Vinh Sơn – Tây Ninh)

4. 2 tàn tích mang dấu ấn tâm linh đặc trưng khác tại Tây Ninh

Ngoài công trình gắn liền với các tôn giáo phổ biến, trong chuyến du lịch tâm linh Tây Ninh, du khách có thể tham quan những tàn tích tâm linh của nền văn minh xưa cũ như tháp cổ Bình Thạnh và tháp Chóp Mạt.

4.1. Tháp cổ Bình Thạnh

  • Địa chỉ: TL786 ấp Bình Phú, X. Bình Thạnh, H. Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
  • Diện tích: tương đối rộng
  • Giờ hoạt động: cả ngày
  • Tôn giáo: Ấn Độ giáo
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…
  • Thời điểm nên ghé thăm: buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, trời nắng đẹp và không mưa
  • Tổng thời gian trải nghiệm & lễ bái: 1 tiếng
  • Chỉ đường: Tại đây

Đi từ trung tâm thành phố Tây Ninh theo hướng Nam tỉnh lộ 786 khoảng 42km, du khách sẽ bắt gặp tháp cổ Bình Thạnh có tuổi đời nghìn năm nằm ẩn mình giữa ruộng đồng bát ngát. Ngọn tháp có niên đại từ khoảng thế kỷ VIII – IX và được xây dựng theo lối kiến trúc Óc Eo đã thất truyền. Người xưa đã khéo léo xếp chồng các viên gạch, tảng đá lớn bện chặt vào nhau và chạm khắc lên mặt tường tháp những mật mã văn hóa bí ẩn.

Tháp cổ Bình Thạnh nhìn từ bên ngoài
Tháp cổ Bình Thạnh – công trình văn hóa tâm linh có giá trị khảo cổ học cao (Nguồn: Nguyễn Thành)

Ghé thăm tháp cổ Bình Thạnh, du khách sẽ được tìm về với nền văn minh dĩ vãng cũng như thắp hương tại gian thờ Linga và Yoni – biểu tượng của thần Shiva trong Ấn Độ giáo cũng như đại diện cho vương quyền tại quốc gia Champa cổ.

4.2. Tháp Chóp Mạt

  • Địa chỉ: ấp Xóm Mới, X. Tân Phong, H. Tân Biên, tỉnh Tây Ninh
  • Diện tích: tương đối rộng
  • Giờ hoạt động: cả ngày
  • Tôn giáo: Ấn Độ giáo
  • Các hoạt động nổi bật: tham quan, chiêm bái, chụp ảnh, nghiên cứu…
  • Thời điểm nên ghé thăm: buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, trời nắng đẹp và không mưa
  • Tổng thời gian trải nghiệm & lễ bái: 1 tiếng
  • Chỉ đường: Tại đây

Cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 20km về phía Tây Bắc, tháp Chóp Mạt là một trong những ngọn tháp hiếm hoi của người dân Óc Eo còn tồn tại cho đến ngày nay. Mặc dù không cao lớn bằng tháp cổ Bình Thạnh hay đồ sộ như các địa điểm du lịch tâm linh Tây Ninh khác do bị khuyết mất phần chóp đỉnh nhưng ở tháp Chóp Mạt, du khách dường như có thể cảm nhận được nỗi buồn man mác của thời đại cũ in hằn trên những hoa văn, họa tiết tạo tác cầu kỳ, phủ đầy rêu phong.

Cận cảnh tháp Chóp Mạt nhìn từ bên ngoài
Hiện tại, tháp Chóp Mạt vẫn thiếu mất phần chóp đỉnh như một nỗi nuối tiếc khôn nguôi dành cho quá khứ (Nguồn: FB Hồ Nhựt Minh)

Đến với tháp Chóp Mạt vào những ngày nắng đẹp và tự tay sờ lên mặt phiến đá gồ ghề, du khách có thể tìm hiểu thêm về đời sống vật chất – tinh thần của người xưa. Ngoài ra, nơi đây vẫn còn lưu giữ những bức sa thạch cổ – chứng tích của văn hóa thờ cúng bản địa tại xứ sở Phù Nam.

Khi khám phá những công trình tôn giáo – tín ngưỡng đặc sắc tại vùng đất Thánh, du khách có thể cầu nguyện những điều tốt lành và tìm được sự an yên trong tâm hồn. Qua những thông tin hữu ích bên trên, Sun World chúc bạn có chuyến du lịch tâm linh Tây Ninh suôn sẻ cũng như lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp với thiên nhiên và con người nơi đây.

Nguồn: Sun Group.